Thi công rơm nhân tạo trên mái tôn
Khi lợp mái rơm nhân tạo nhiều chủ đầu tư lựa chọn phương án thi công lợp rơm nhân tạo trên mái tôn. Với phương án này vừa giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo độ thẩm mỹ đẹp cho công trình. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ về phương án thi công này Tranh nhân tạo Việt Nam xin giới thiệu quy trình thi công lợp mái rơm nhân tạo trên mái tôn.
Thi công rơm nhân tạo trên mái tôn sử dụng hệ cầu phong, lito thép hộp
Lắp hệ thống cầu phong lito bằng thép hàn mạ kẽm lên hệ thống mái tôn. Kích thước thép hộp mạ kẽm thường được sử dụng là 20x20x1.2mm
Khoảng cách giữa các thanh cầu phong từ 1 -1.5m
Khoảng cách các thanh lito:
Thanh lito đầu đặt bằng mép mái
Thanh lito thứ 2 cách thanh lito đầu 5-10cm tạo độ dày, độ rủ cho mái lá
Từ thanh lito thứ 3 cách nhau 25-30cm, tùy vào mật độ lợp rơm mà khách hàng lựa chọn.
Sau đó, sử dụng đinh vít bắn trực tiếp tấm rơm nhân tạo lên hệ khung lito.
Phần đỉnh mái bẻ cong tấm lá và xoay theo chiều mái để phủ kín phần đỉnh mái.
Thi công rơm nhân tạo trên mái tôn sử dụng lưới thép hàn mạ kẽm
Sau khi lợp mái tôn xong, sử dụng lưới thép ô vuông 5cm, sợi thép D2.5mm trải đều lên bề mặt mái. Cố định lên mái tôn bằng miếng tôn mỏng, kẹp vào lưới dùng vít có đầu gioăng cao su bắn lên trên sóng dương của mái tôn. Dùng keo silicon ngoài trời phủ đầu vít để chống dột.
Dùng dây đồng chống gỉ buộc ít nhất 2 vị trí trên tấm rơm nhân tạo
Khoảng cách trên dưới giữa các tấm rơm nhân tạo:
Lớp đầu tiên cách mép tôn 10cm
Lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất 5-10cm
Từ lớp thứ 3 cách nhau 25-30cm
Lớp thứ 4 tương tự lớp thứ 3
Tùy vào từng thiết kế của từng công trình lựa chọn mật độ phù hợp thì khoảng cách giữa các tấm rơm nhân tạo khác nhau.
Trên đây Tranh nhân tạo Việt Nam gửi đến quý khách hàng phương án thi công thường được các chủ đầu tư sử dụng trên kết cấu mái tôn. Phương án thi công tiết kiệm, đơn giản và chất lượng cho công trình.